• Breaking News

    Các nguyên nhân, phương pháp chữa trị các bệnh thường gặp

    Thursday, May 8, 2014

    Tìm hiểu chung về bệnh Basedow

    Nói đến các bệnh về tuyến giáp thì basedow là một bệnh cần được nhắc đến bởi sự nguy hiểm của nó đối với mọi người và đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.

    1. Bệnh Basedow
    Năm 1835, bác sĩ người Mỹ Robert James Graves đã mô tả một loại bệnh bao gồm các triệu chứng tăng chuyển hóa, bướu giáp lan tỏa và lồi mắt. Sau đó vào năm 1840, Karl Aldoph Von Basedow đã có sự nghiên cứu đầy đủ và rõ nét về bệnh này và từ đó căn bệnh tuyến giáp này được mang tên ông. Ở Việt Nam, Basedow thường được gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt.


    Biểu hiện lâm của bệnh Basedow là các biểu hiện của hội chứng cuong giap: Người bệnh ăn nhiều hơn, tinh thần bất ổn, thậm chí mất ngủ hoặc khó ngủ, sụt cân rất nhiều mà không rõ nguyên nhân, run tay v.v... và kèm theo bướu giáp lan tỏa.

    Việc xác định chẩn đoán bệnh cần có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch. Ngoài việc khám lâm sàng, bệnh nhân cần phải làm thêm một số xét nghiệm chuyên biệt, trong đó quan trọng nhất là các xét nghiệm định lượng hormone tuyến giáp: T3, T4 & TSH. Thâm chí phải   làm thêm xét nghiệm xạ hình và xạ ký tuyến giáp với iode đồng vị phóng xạ trong các trường hợp khó khăn trong việc chẩn đoán.

    2. Các triệu chứng lâm sàng. 

    Basedow có nhiều triệu chứng lâm sàng nhưng có thể được khái quát bằng 3 hội chứng chính: nhiễm độc giáp; rối loạn cơ mi và cơ vận nhãn ổ mắt; các biểu hiện ở da.

    Hội chứng nhiễm độc giáp: Thường biểu hiện với các triệu chứng rối loạn chức năng tim mạch đến rất sớm, như mạch nhanh thường xuyên (trên 100 lần/phút), trống ngực đánh nhanh và mạnh, cảm giác hồi hộp, khó thở, rất dễ xúc động và tình tình thấy thường, hay cáu gắt. Suy tuyen giap dẫn đến Do bệnh gây rối loạn chức năng chuyển hóa nên nhu cầu tiêu thụ ôxy ở các mô tổ chức tăng, dẫn tới tim phải tăng công suất, giãn hệ thống mạch ngoại vi (biểu hiện mặt đỏ). Bệnh nhân tăng tiết mồ hôi, khát nước, cơ thể nóng bức khó chịu; kèm theo rối loạn tiêu hóa như ăn nhiều, nhanh đói nhưng cơ thể vẫn gầy, sút cân, đi ngoài phân nát, lỏng.


    Người bệnh còn có các dấu hiệu thần kinh như run tay, rõ nhất ở các đầu ngón tay; thay đổi hành vi, dễ cáu gắt, bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động. Bướu cổ to vừa, lan tỏa, di động theo nhịp nuốt.

    Các rối loạn ở mắt thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng cường giáp kể trên. Cơ mi trên của mắt co, khiến mắt lồi ra, nhìn thấy cả vùng củng mạc trắng ở phía trên; khe mi mở rộng, cơ vận nhãn và cơ mi co không đồng đều. Mi dưới phù nề, bệnh nhân có thể bị liệt mắt, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

    Các biểu hiện ở da (ít gặp): Phù khu trú ở mặt trước xương chày, rối loạn sắc tố da, thường ở vùng xung quanh mi mắt.

    Các bệnh nhân nữ thường xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, đau mỏi xương khớp, loãng xương.

    Cách điều trị kinh điển là dùng thuốc để giảm lưu lượng hoóc môn do tuyến giáp sản sinh ra. Trong điều trị ngoại khoa, bác sĩ cắt bỏ bán phần tuyến giáp sau khi đã dùng thuốc chữa ổn định các rối loạn chức năng tuyến giáp. Một phương pháp hiệu quả khác là xạ trị. Ưu điểm của nó lag có chỉ định tương đối rộng rãi, áp dụng được cho cả trẻ em và người già, người có biến chứng tim mạch không phẫu thuật được hoặc bị dị ứng với các thuốc kháng giáp. Bệnh nhân không phải chịu đau đớn của cuộc phẫu thuật, không ảnh hưởng thẩm mỹ vì sẹo sau mổ. Xạ trị vừa an toàn, giá thành thấp vừa giúp tiết kiệm thời gian điều trị, bệnh nhân không phải dùng thuốc kéo dài. Tỷ lệ khỏi bệnh lại cao: 85% sau 1 năm điều trị và 99% ở các năm sau.
    Tin tức:cho thuê chung cư royal city | căn hộ hoàng thành tower | chung cư 88 láng hạ | bán times city park hill

    No comments:

    Post a Comment

    Nguyên Nhân

    Tác Hại

    Cách điều trị