Câu hỏi 1:
Vợ tôi bị bướu cường giáp, đã mổ vào khoảng giữa năm 2011. Sau khi mổ xong và điều trị, thì đến tháng 3 năm nay vợ tôi không phải dùng thuốc điều trị nữa. Đến tháng 4 thì vợ tôi mang thai, khi được 6 tuần tuổi thì bác sĩ cho biết vợ tôi bị suy tuyen giap nặng và phaior dùng thuốc điều trị. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc vợ tôi bị Suy giáp khi mang thai và phải dùng thuốc thì có ảnh hưởng gì đến vợ và con của tôi không?
Trả lời
Suy giáp là một biến chứng đôi khi phải chấp nhận khi chọn lựa phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật để tránh tình trạng tái phát khi điều trị bằng thuốc đơn thuần. Một khi tình trạng suy giáp đã xảy ra thì bắt buộc phải dùng hoóc môn tuyến giáp thay thế suốt đời để duy trì sự hoạt động và chuyển hóa của cơ thể. Trường hợp vợ của anh phải dùng hoóc môn tuyến giáp là phù hợp. Tuy nhiên cần phải theo dõi định kỳ để sử dụng liều lượng thuốc sao cho chỉ số TSH và FT4 trong giới hạn bình thường. Điều này sẽ giúp thai nhi có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, vì nếu mẹ bị suy giáp mà không điều trị thì dễ bị sẩy thai, sinh non hoặc con sinh ra chậm phát triển thể chất, tinh thần, hoặc mang khuyết tật bẩm sinh. Theo các nghiên cứu thì nếu suy giáp được phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh được các tình trạng trên. Do đó, anh nên đưa vợ tiếp tục đi khám ở chuyên khoa nội tiết để điều trị suy giáp và khám thai định kỳ ở chuyên khoa phụ sản để có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh thai nhi nếu có.
Câu hỏi 2:
Năm nay tôi 30 tuổi và trong đợt đi khám sức khỏe gần đây nhất, tôi được bác sĩ cho biết tôi bị bướu cổ có kèm cuong giap, trong khi đó tôi lại đang mang thai em bé thứ hai. Bác sĩ có cho tôi uống thuốc trị, nhưng tôi sợ thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi sau này, nên tôi không dùng thuốc. Nay tôi đã sinh con được 9 tháng rồi, hiện cháu vẫn bình thường, nhưng tôi vẫn sợ, không biết sau này cháu có bị ảnh hưởng gì không? Mong được bác sĩ trả lời giúp.
Trả lời:
Cường giáp là sự rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tiết ra hoóc-môn tuyến giáp nhiều hơn bình thường. Bướu cổ thường là nói đến sự to lên của tuyến giáp. Tuyến giáp to lên có thể ở dạng lan tỏa, hoặc dạng hạt. Tuyến giáp to lên có liên quan đến những rối loạn khác nhau của tuyến giáp.
Trong trường hợp của chị, trong lúc mang thai được bác sĩ chẩn đoán là cường giáp và có chỉ định điều trị, nhưng chị không dùng thuốc chữa trị là chưa đúng, bởi có thể bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chị không nên lo lắng khi dùng thuốc, vì khi đó bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy hiểm khi sử dụng thuốc và liều điều trị trong giới hạn không gây nguy hiểm cho thai nhi. Nay, tuy chị đã sinh cháu bé được 9 tháng, cháu vẫn bình thường (như chị nói), nhưng chị lưu ý rằng, có khoảng 2% các trường hợp trẻ sơ sinh bị cường giáp do mẹ bị bệnh cường giáp. Do vậy, chị cần báo cho bác sĩ theo dõi sức khỏe định kỳ của cháu biết, để cháu được xét nghiệm cường giáp và theo dõi kỹ. Còn với chị, nên đi khám và làm các xét nghiệm cường giáp sớm để tiến hành điều trị nếu cần thiết.
Câu hỏi 3:
Thưa bác sĩ, tôi 46 tuổi (nữ). Cách đây 1 tuần, tôi bị mệt, đau nhức tay chân và tình cờ thấy cổ to ra nên đi khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm giáp Hashimoto. Vậy xin hỏi đó là bệnh gì và làm sao để phát hiện?
Trả lời:
Tuyến giáp là một cơ quan thuộc hệ nội tiết, sản xuất ra 2 hormon chính là T3 và T4, có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa... cũng như chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm... Khi bị viêm tuyến giáp mạn tính (viêm tuyến giáp Hashimoto) thường dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương dần dần, khả năng sản xuất hormon giáp bị giảm gây suy giáp.
Viêm tuyến giáp Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, dần dần dẫn đến suy giáp. Khi đó bệnh nhân mới thấy có triệu chứng bất thường và chủ yếu là triệu chứng của suy giáp.
Các triệu chứng nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ suy giáp. Lúc đầu bệnh nhân thường chỉ thấy mệt, tăng cân nhẹ và cứ nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng nhiều hơn, nặng hơn khiến bệnh nhân phải đi khám, đó là: mệt mỏi; sợ lạnh; táo bón nặng; da khô, tái; mặt phù tròn; giọng khàn; tăng cân không giải thích được mặc dù chán ăn (mức độ tăng cân thường từ 5 - 10 kg, chủ yếu do giữ nước); đau cơ, cứng cơ nhất là cơ vai và đùi kèm theo yếu cơ (đặc biệt là cơ chi dưới); rối loạn kinh nguyệt, thường là rong kinh; trầm cảm, buồn ngủ; tuyến giáp thường to (gây bướu cổ) nhưng cũng có thể teo nhỏ nên khi khám tuyến giáp sẽ không phát hiện được gì đặc biệt.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên. Lúc đó bệnh nhân sẽ hay bị quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp... có thể nhầm lẫn với bệnh tâm thần. Một số bệnh nhân, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, có thể bị hôn mê do suy giáp (rất nặng).
Vợ tôi bị bướu cường giáp, đã mổ vào khoảng giữa năm 2011. Sau khi mổ xong và điều trị, thì đến tháng 3 năm nay vợ tôi không phải dùng thuốc điều trị nữa. Đến tháng 4 thì vợ tôi mang thai, khi được 6 tuần tuổi thì bác sĩ cho biết vợ tôi bị suy tuyen giap nặng và phaior dùng thuốc điều trị. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc vợ tôi bị Suy giáp khi mang thai và phải dùng thuốc thì có ảnh hưởng gì đến vợ và con của tôi không?
Suy tuyến giáp trong thai kỳ
Suy giáp là một biến chứng đôi khi phải chấp nhận khi chọn lựa phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật để tránh tình trạng tái phát khi điều trị bằng thuốc đơn thuần. Một khi tình trạng suy giáp đã xảy ra thì bắt buộc phải dùng hoóc môn tuyến giáp thay thế suốt đời để duy trì sự hoạt động và chuyển hóa của cơ thể. Trường hợp vợ của anh phải dùng hoóc môn tuyến giáp là phù hợp. Tuy nhiên cần phải theo dõi định kỳ để sử dụng liều lượng thuốc sao cho chỉ số TSH và FT4 trong giới hạn bình thường. Điều này sẽ giúp thai nhi có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, vì nếu mẹ bị suy giáp mà không điều trị thì dễ bị sẩy thai, sinh non hoặc con sinh ra chậm phát triển thể chất, tinh thần, hoặc mang khuyết tật bẩm sinh. Theo các nghiên cứu thì nếu suy giáp được phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh được các tình trạng trên. Do đó, anh nên đưa vợ tiếp tục đi khám ở chuyên khoa nội tiết để điều trị suy giáp và khám thai định kỳ ở chuyên khoa phụ sản để có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh thai nhi nếu có.
Câu hỏi 2:
Năm nay tôi 30 tuổi và trong đợt đi khám sức khỏe gần đây nhất, tôi được bác sĩ cho biết tôi bị bướu cổ có kèm cuong giap, trong khi đó tôi lại đang mang thai em bé thứ hai. Bác sĩ có cho tôi uống thuốc trị, nhưng tôi sợ thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi sau này, nên tôi không dùng thuốc. Nay tôi đã sinh con được 9 tháng rồi, hiện cháu vẫn bình thường, nhưng tôi vẫn sợ, không biết sau này cháu có bị ảnh hưởng gì không? Mong được bác sĩ trả lời giúp.
Trả lời:
Cường giáp là sự rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tiết ra hoóc-môn tuyến giáp nhiều hơn bình thường. Bướu cổ thường là nói đến sự to lên của tuyến giáp. Tuyến giáp to lên có thể ở dạng lan tỏa, hoặc dạng hạt. Tuyến giáp to lên có liên quan đến những rối loạn khác nhau của tuyến giáp.
Cường giáp khi mang thai
Câu hỏi 3:
Thưa bác sĩ, tôi 46 tuổi (nữ). Cách đây 1 tuần, tôi bị mệt, đau nhức tay chân và tình cờ thấy cổ to ra nên đi khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm giáp Hashimoto. Vậy xin hỏi đó là bệnh gì và làm sao để phát hiện?
Trả lời:
Tuyến giáp là một cơ quan thuộc hệ nội tiết, sản xuất ra 2 hormon chính là T3 và T4, có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa... cũng như chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm... Khi bị viêm tuyến giáp mạn tính (viêm tuyến giáp Hashimoto) thường dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương dần dần, khả năng sản xuất hormon giáp bị giảm gây suy giáp.
Viêm tuyến giáp Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, dần dần dẫn đến suy giáp. Khi đó bệnh nhân mới thấy có triệu chứng bất thường và chủ yếu là triệu chứng của suy giáp.
Các triệu chứng nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ suy giáp. Lúc đầu bệnh nhân thường chỉ thấy mệt, tăng cân nhẹ và cứ nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng nhiều hơn, nặng hơn khiến bệnh nhân phải đi khám, đó là: mệt mỏi; sợ lạnh; táo bón nặng; da khô, tái; mặt phù tròn; giọng khàn; tăng cân không giải thích được mặc dù chán ăn (mức độ tăng cân thường từ 5 - 10 kg, chủ yếu do giữ nước); đau cơ, cứng cơ nhất là cơ vai và đùi kèm theo yếu cơ (đặc biệt là cơ chi dưới); rối loạn kinh nguyệt, thường là rong kinh; trầm cảm, buồn ngủ; tuyến giáp thường to (gây bướu cổ) nhưng cũng có thể teo nhỏ nên khi khám tuyến giáp sẽ không phát hiện được gì đặc biệt.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên. Lúc đó bệnh nhân sẽ hay bị quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp... có thể nhầm lẫn với bệnh tâm thần. Một số bệnh nhân, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, có thể bị hôn mê do suy giáp (rất nặng).
No comments:
Post a Comment